Ngày nay khi mà khoa học công nghệ phát triển, các thiết bị thông minh ra đời phục vụ cho rất nhiều hoạt động của con người. Đặc biệt trong giáo dục, các thiết bị tương tác được ứng dụng ngày càng nhiều và mang đến luồng gió mới cho việc dạy và học của cô và trò.
Bảng tương tác là một trong các thiết bị được sử dụng nhiều nhất trong các đơn vị giáo dục.
Bảng tương tác hay bảng dạy học cảm ứng là thiết bị công nghệ hiện đại, có thiết kế và kích thước như một chiếc bảng trắng thông thường, tuy nhiên loại bỏ được hoàn toàn hạn chế của phấn trắng, giẻ lau, cho phép người dùng cảm ứng, tương tác, chấm chạm bằng tay hoặc bút mà không cấn dùng đến chuột hay bàn phím.
Bảng tương tác thông minh hỗ trợ thầy cô trong việc soạn thảo giáo án điện tử một cách dễ dàng và giảng dạy thông minh; trong kinh doanh, bảng tương tác hỗ trợ tạo bài thuyết trình và đào tạo theo phương pháp hiện đại; trong giải trí, hỗ trợ người dùng chơi game tiếng Anh, game tương tác.
Dù đã phổ biến trên thị trường nhưng rất nhiều người vẫn chưa biết cách sử dụng bảng tương tác. Bài viết này sẽ hướng dẫn thầy cô và bạn đọc cách kết nối và sử dụng bảng tương tác thông minh.
Để sử dụng bảng tương tác thông minh, cần kết nối ít nhất 3 thiết bị:
- Bảng tương tác thông minh
- Máy chiếu: Máy chiếu gần hoặc máy chiếu xa tùy chi phí đầu tư của doanh nghiệp
- Máy tính: Laptop hoặc PC
Hướng dẫn kết nối Bảng tương tác, máy tính và máy chiếu
Bảng tương tác có kèm theo sợi dây touch, cắm trực tiếp vào cổng kết nối USB của máy tính, giúp bảng tương tác nhận cảm ứng. Khi kết nối thành công sẽ có tín hiệu tiếng “tít tít” từ máy tính.
Máy chiếu vật thể có sợi dây kết nối VGA/HDMI. Cắm một cổng VGA/HDMI vào máy chiếu, cổng còn lại cắm vào máy tính. Khi kết nối, máy chiếu sẽ nhận tín hiệu từ máy tính truyền sang và sẽ chiếu file lên bảng tương tác.
Sau khi kết nối bảng tương tác, máy chiếu và máy tính, thầy cô hoàn toàn có thể cảm ứng, tương tác trên bề mặt bảng. Việc chấm chạm có thể thực hiện bằng tay hoặc bút một cách đơn giản.
Hướng dẫn sử dụng bảng tương tác.
Bảng tương tác cho phép người dùng tương tác, cảm ứng trên file được trình chiếu. Đối với file ảnh có sẵn, chúng ta có thể viết vẽ, ghi chú bằng nhiều nét bút, loại bút và màu sắc khác nhau tùy vào lựa chọn của người dùng.
Đối với file word, thầy cô có thể kéo lên, xuống, di chuyển, cắt, take note hoàn toàn bằng tay. Khi chạm vào một điểm bất kỳ trên file word này, bàn phím ảo của bảng sẽ hiện ra, thầy cô có thể sử dụng nó thay cho bàn phím của máy tính. Việc viết trên file word sẽ không làm thay đổi nội dung gốc của nó.
Đối với file powerpoint, trước đây, thầy cô sẽ phải dùng chuột next trang, còn với bảng tương tác, mọi thao tác được thực hiện bằng tay, việc tạo và chỉnh sửa bài thuyết trình cũng trở nên dễ dàng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét