Các mẹ đã bao giờ cảm thấy bứt rứt khi con mình ăn rất tốt, nấu gì bé cũng ăn nhưng mãi không lên cân? Hay có mẹ lại thấy bé nhà mình béo tốt nhưng lại không cao lên? Đến khi mẹ đưa trẻ đi khám sức khỏe lại tá hỏa khi nghe tin con đang ở trong tình trạng suy dinh dưỡng và trẻ lười ăn hấp thu kém
Nội dung bài viết [Ẩn]
Tất cả là do tình trạng kém hấp thu ở trẻ gây ra - một tình trạng mà có lẽ bố mẹ đã nghe qua đài báo rất nhiều nhưng vẫn chưa biết cách làm thế nào để cải thiện. Hôm nay, các chuyên gia Viện Dinh Dưỡng VHN Bio sẽ giúp mẹ tìm hiểu về tình trạng trẻ kém hấp thu và cách khắc phục tình trạng này.
1. Tình trạng trẻ hấp thu dinh dưỡng kém hiện nay
Bố mẹ luôn biết cho con yêu ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đầy đủ dinh dưỡng từ lúc con bắt đầu ăn dặm, cơ thể bé sẽ tự động hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên, ở những trẻ kém hấp thu thì dù vẫn cùng một chế độ ăn uống nhưng cơ thể trẻ lại khó hấp thu những dưỡng chất có trong thức ăn. Tình trạng kém hấp thu ở trẻ nhỏ có thể chỉ xảy ra với một số chất nhất định như: Protein, lipid, vitamin, lactose,… hoặc do cơ địa yếu ớt từ nhỏ, bé hấp thu kém với hầu hết các vi chất.
Đây là một vấn đề tiêu hóa không hề hiếm gặp và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt ở trẻ kém hấp thu chất dinh dưỡng một thời gian dài, cơ thể trẻ sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt một số vi chất quan trọng và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
> XEM THÊM:
4 nguyên nhân báo động khiến bé kém hấp thu chậm tăng cân
Top 3 điều mẹ cần làm khi bé kém hấp thu chậm tăng cân, ăn hoài không lớn!
Trẻ kém hấp thu phải làm sao? - Hãy xem lý giải của chuyên gia!
2. Dấu hiệu trẻ hấp thu chất dinh dưỡng kém
Trẻ kém hấp thu dinh dưỡng kém rất dễ nhận diện bởi đi kèm với chứng kém hấp thu là tình trạng rối loạn tiêu hóa cùng các chỉ số cân nặng và chiều cao không như mong muốn trong những năm đầu đời của trẻ.
Các dấu hiệu của trẻ hấp thu dinh dưỡng kém như:
- Trẻ đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, phân không mịn, có mùi tanh, màu nhợt, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ.
- Trẻ đau bụng, bụng căng chướng hoặc sôi bụng.
- Trẻ mệt mỏi, thường xuyên uể oải, kém linh hoạt, ngủ không ngon giấc.
- Trẻ biếng ăn, sụt cân, hoặc ngừng tăng cân, chậm phát triển chiều cao, nhẹ cân.
- Da dẻ khô, dễ bầm tím dù chỉ va chạm nhẹ.
- Tính khí thay đổi, hay quấy khóc và dễ cáu gắt.
3. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị kém hấp thu dinh dưỡng
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc cũng có thể là bởi một tập hợp các yếu tố nguy cơ. Bởi vậy, có một số trường hợp không thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu là gì. Dưới đây là một số nguyên nhân gây kém hấp thu thường gặp:
- Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột, thiếu hụt lợi khuẩn trầm trọng.
- Dị ứng thức ăn.
- Nhiễm ký sinh trùng: Sán, amip, giun…
- Rối loạn tiêu hóa do bị các bệnh nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, kháng acid, nhuận tràng,…
- Thiếu vi chất dinh dưỡng làm giảm bài tiết men tiêu hóa thức ăn, từ đó giảm hấp thu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất.
- Chế độ ăn không hợp lý: ăn dặm quá sớm hay không đúng thời gian biểu, khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của trẻ.
4. Cách khắc phục tình trạng trẻ hấp thu dinh dưỡng kém
- Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc ăn của trẻ hấp thu dinh dưỡng kém:
+ Cho trẻ ăn đủ lượng: Nên cho trẻ ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ hoạt động nhiều thì cần cung cấp lượng dưỡng chất dồi dào hơn. Mẹ cũng cần dựa vào khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ để xác định liều lượng thích hợp.
+ Ăn đủ chất: Nếu chỉ ăn nhiều mà không đủ các chất đạm, béo, đường bột, chất xơ… cần thiết thì trẻ khó tăng cân. Hoặc nếu trẻ ăn quá nhiều nhóm đạm béo đường mà ít chất xơ, vitamin và khoáng chất thì trẻ cũng khó tiêu hóa, hấp thu hiệu quả.
+ Ăn đa dạng: Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm trong ngày và đa dạng nhóm thực phẩm. Nếu chỉ ăn một loại thức ăn có thể sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu những chất khác từ những thức ăn khác và sẽ không có sự tăng trưởng toàn diện.
+ Ăn đúng thực phẩm tùy theo giai đoạn phát triển. Ví dụ với trẻ 6 tháng đang ở giai đoạn tập ăn dặm thì mỗi ngày chỉ nên ăn thêm ½ chén bột loãng, còn chủ yếu vẫn là sữa mẹ. Còn trẻ 10 tháng thì bên cạnh sữa mẹ, chỉ nên ăn ngày 3 lần cháo, mỗi bữa 2/3 bát con.
- Nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, vitamin, acid amin,... nhằm ngăn ngừa tình trạng kém hấp thu do bệnh tật hoặc nhiễm khuẩn, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, hấp thu tốt.
- Tăng cường vận động cho bé để tăng sự co bóp của ruột, có ích trong việc tăng khả năng tiêu hóa ở trẻ.
- Tạo cho bé thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể sạch sẽ: Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tạo cho trẻ thói quen vệ sinh thân thể, đánh răng hằng ngày. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh, người mẹ cần vệ sinh tay chân và bầu vú sạch sẽ trước khi cho con bú và đánh tia lưỡi cho bé mỗi ngày.
- Tẩy giun định kỳ với những trẻ trên 24 tháng tuổi.
Trên đây là những kiến thức giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ hấp thu dinh dưỡng kém và biện pháp khắc phục. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc con trẻ, bố mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.65.35.45 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét